This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Sản xuất xi măng hỗn hợp polime vô cơ

Hiện nay, trong bối cảnh khó khăn và thị trường dư nguồn cung, nhiều doanh nghiệp xi măng đang đứng trước nguy cơ phá sản, do vốn vay đầu tư quá lớn. Để thoát khỏi tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, tung ra thị trường sản phẩm mới với 4 tiêu chí là tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng phù hợp và giá thấp.

Nhóm nghiên cứu của Hội VLXD Nghệ An đã tiến hành một nghiên cứu nhằm sản xuất xi măng silicat hỗn hợp - polime vô cơ và các sản phẩm chế tạo từ nó bằng nguyên liệu đất đá bazan làm chủ đạo, cùng các phụ gia khác từ đất đá và phế thải nông nghiệp cơ bản ở Nghệ An.

Tiềm năng vô tận về đất đá bazan của miền Tây xứ Nghệ và dải Trường Sơn.

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý luận cơ bản là ứng dụng vật liệu silicat gắn bó và an toàn với con người, kết hợp với thành tựu mới của công nghệ polime vô cơ và công nghệ nano để tạo thành một sản phẩm hỗn hợp từ công nghệ silicat - polime vô cơ - công nghệ nano và đặc biệt khai thác triệt để các sản phẩm silicat "trời cho" từ tro xỉ núi lửa và phế thải nông nghiệp.

Dựa theo các nguyên lý cơ bản của hóa lý và hóa silicat để xây dựng nên tác động phản ứng silicat và điện hóa tự nhiên từ thiên nhiên (phun trào núi lửa và quá trình phong hóa hóa học của tự nhiên), kết quả là với các nguyên liệu cơ bản: Đất đá bazan, laterit, cao silic, phế thải nông nghiệp, công nghiệp muối... và phụ gia cũng từ các sản vật silicat, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được xi măng hỗn hợp silicat - polime có "mác" có thể đạt PCB 20, PCB 25 và PCB 30.

Bên cạnh đó, ưu điểm nổi trội của loại xi măng này là sử dụng được cát nhiễm mặn để xây dựng, điều mà xi măng thông thường không làm được. Ngoài ra còn thích hợp cho xây, trát, đổ bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng không nung và làm đường, đặc biệt là đường giao thông nông thôn, xây dựng các khu vực ven biển.

Sản xuất xi măng hỗn hợp polime vô cơ - silicat từ phế thải đến vật liệu xanh 1
Mô phỏng quy trình sản xuất xi măng hỗn hợp polime vô cơ - silicat.

Ngoài ra, từ loại xi măng này, nhóm nghiên cứu cũng đã sản xuất ra các loại sản phẩm ngói không nung, gạch không nung và vữa, bê tông cùng các sản phẩm gạch terrazo, gạch bê tông màu... Kết quả, 100 tấn xi măng các loại; 3.000 viên ngói loại 9v/m2; 2.000 viên gạch lát các loại; 10.000 viên gạch không nung (tương đương 30.000 viên gạch thông thường) đã được sản xuất thử và đưa vào sử dụng trong một số công trình xây dựng ở Nghệ An.

Kết quả bước đầu của nghiên cứu này tạo ra những tiền đề tích cực nhằm hướng tới ngành sản xuất VLXD xanh, góp phần hạn chế thấp nhất sự tàn phá thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên và đặc biệt là hạn chế tiêu tốn năng lượng và giảm thiểu khí thải ra môi trường. Sản phẩm sẽ sớm có mặt trên thị trường trong thời gian tới.

Sức mua trên thị trường vật liệu xây dựng chậm

Qua tìm hiểu thực tế tại các cửa hàng kinh doanh VLXD trên địa bàn một số tỉnh, thành phố có thể thấy, sức mua mặt hàng này từ đầu năm đến nay khá chậm. Theo đại diện Công ty Gạch tuynel Tân Thịnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, mức bán ra từ đầu năm đến nay của Công ty giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái; hy vọng sẽ tăng lên từ nay đến cuối năm do nhu cầu xây, sửa nhà của người dân tăng lên. Bên cạnh sức mua không tăng, việc kinh doanh mặt hàng này hiện còn gặp khó khăn nữa là do cạnh tranh nhiều hơn; thị trường VLXD lại phụ thuộc vào bất động sản, trong khi thị trường bất động sản hiện chưa nhiều khởi sắc.

Sức mua trên thị trường vật liệu xây dựng khá chậm
Các đơn hàng đang được Công ty Gạch Tuynel Tân Thịnh hoàn thành

Chị Nguyễn Thị Hằng, Công ty TNHH MTV Kim Cương chuyên kinh doanh VLXD cho biết, do nhu cầu mua bán không cao nên giá cả các mặt hàng vẫn ổn định, không tăng giá như những tháng đầu năm 2014. Riêng đối với gạch men, nhu cầu sử dụng có khá hơn nhưng giá cũng rất cạnh tranh, bảo đảm quyền lợi tốt nhất đối với người tiêu dùng.

Theo đại diện các cửa hàng VLXD, hiện sức tiêu thụ sản phẩm VLXD giảm từ 15-20% so với cùng kỳ năm 2013 và giảm từ 5-10% so với đầu năm 2014. Về giá cả, hiện các loại gạch xây dựng tuynel giá từ 750-800 đồng/viên; gạch lót nền loại 50x50 giá từ 100.000-130.000 đồng/m2; ngói lợp từ 10.000-16.000 đồng/viên tùy loại... Máy nước nóng năng lượng mặt trời hiện có giá khoảng 6 triệu đồng đến trên 10 triệu đồng/bộ đối với loại Plasma; vòi rửa chén giá từ 385.000 đồng đến trên 1,7 triệu đồng đồng/bộ… Giá cả khá ổn định nhưng trong thời điểm kinh tế còn khó khăn, việc mua sắm được người tiêu dùng cân nhắc, lựa chọn và nhiều người có tâm lý chờ hàng khuyến mãi, giảm giá.

Sức mua trên thị trường vật liệu xây dựng khá chậm 1
Công ty CP Thép Việt Đức đang đưa ra thị trường các sản phẩm.

Dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, những tháng mùa khô sẽ là thời điểm thuận lợi để thị trường VLXD trên cả nước có sự bứt phá mạnh mẽ và thực sự khởi sắc đặc biệt là xi măng, sắt, thép... Tại Công ty CP Thép Việt Đức, tính đến thời điểm này công ty đã cung cấp ra thị trường trên 250 nghìn tấn thép các loại, giảm so với cùng kỳ năm trước từ 5-15%.

Bằng những biện pháp tích cực hơn nữa hy vọng rằng, thị trường VLXD nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ có thể phục hồi nhanh chóng.

Xuất khẩu xi măng và clinker đạt gần 12 triệu tấn trong 10 tháng

Xuất khẩu xi măng và clinker đạt gần 12 triệu tấn trong 10 tháng
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu xi măng và clinker đạt gần 12 triệu tấn

Theo kết quả tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, ước tính giá trị sản xuất kinh doanh tháng 10 đạt 11.885 tỷ đồng và 10 tháng ước đạt 120.959,2 tỷ đồng, chiếm 86,5% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 104,4%.

Theo đó, ước tính giá trị xây lắp thực hiện tháng 10 đạt được 4.950,7 tỷ đồng và 10 tháng đạt 43.583,8 tỷ đồng, chiếm 87% kế hoạch năm, so với cùng kỳ, bằng 100,1%. Giá trị vật liệu xây dựng (kể cả Tổng công ty Xi măng Việt Nam) và sản xuất công nghiệp ước tính thực hiện tháng 10 đạt 4.658,1 tỷ đồng và 10 tháng đạt 54.386,8 tỷ đồng, chiếm 86,1% kế hoạch năm, so với cùng kỳ, bằng 104,8%. Ước tính xuất khẩu thực hiện tháng 10 đạt 15,6 triệu USD và 10 tháng ước đạt 220,9 triệu USD, chiếm 103,1% kế hoạch năm và xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm vật liệu xây dựng.

Do đã bước vào mùa xây dựng, tháng 10 sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng trở lại. Tháng 10, ước tính tiêu thụ nội địa đạt 4,27 triệu tấn và 10 tháng ước tiêu thụ nội địa đạt 41,54 triệu tấn, so với kế hoạch năm, chiếm 85,6%.

Sử dụng gạch xi măng cốt liệu: Giải pháp hiện tại và tương lai

Sử dụng gạch xi măng cốt liệu: Giải pháp hiện tại và tương lai
Toàn cảnh Hội thảo

Mục đích của Hội thảo nhằm tuyên truyền đến các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể trong hoạt động xây dựng và người dân nhận thức rõ những ưu điểm, lợi thế trong việc sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN); đồng thời thấy được những tác hại từ sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học cũng đưa ra những đánh giá về thực trạng và giải pháp trong việc sản xuất, sử dụng gạch xây không nung trong xây dựng (nhất là gạch xi măng cốt liệu), để góp phần phát triển ngành VLXD nước ta ngày càng hiện đại và bền vững.

Sử dụng gạch xi măng cốt liệu: Giải pháp hiện tại và tương lai 1
Các đại biểu tham quan sản phẩm gạch xi măng cốt liệu

PGS.TS Huỳnh Văn Hoàng, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật xây dựng Tp.HCM cho biết: “Việc sử dụng VLXKN thay thế gạch nung truyền thống là xu thế tất yếu nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Đây là chủ trương lớn và đúng đắn của Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, khung pháp lý khuyến khích đầu tư phát triển VLXKN, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan cho các đối tượng đã được ban hành. Tuy nhiên do nhiều lý do mà đến nay, nhiều chủ thể hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vẫn chưa đưa loại vật liệu này vào công trình xây dựng”.

Tiêu thụ xi măng tăng, thép giảm trong 8 tháng đầu năm

Trong quý 3 không chỉ các công trình, dự án lớn đều đẩy nhanh tiến độ mà ngay cả các công trình nhỏ, lẻ của người dân cũng được tập trung xây dựng và hoàn thiện. Những động thái này đã tác động không nhỏ đến thị trường VLXD, đặc biệt là thị trường phía Nam. Tuy nhiên, nhìn chung trên thị trường, xi măng vẫn đang chiếm ưu thế tiêu thụ hơn thép trong thời gian này.

Xi măng tiêu thụ đạt 42,53 triệu tấn trong tháng 8

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, lượng xi măng tiêu thụ 8 tháng đầu năm 2014 là 42,53 triệu tấn, bằng 108% so với cùng kỳ và đạt 68,6% kế hoạch năm 2014.

Tiêu thụ nội địa 8 tháng 2014 ước đạt 32,85 triệu tấn, bằng 107% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu xi măng trong 8 tháng qua cũng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định với mức 9,68 triệu tấn, bằng 109% so với 8 tháng năm 2013.

Cụ thể, lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 8/2014 ước đạt khoảng 5,29 triệu tấn, bằng 102% so tháng 7/2014 và bằng 103% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiêu thụ trên thị trường nội địa ước đạt 4,19 triệu tấn, bằng mức tiêu thụ như tháng 7/2014 và tăng 9% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là xi măng xuất khẩu trong tháng 8 đạt kết quả khá ấn tượng, ước đạt 1,10 triệu tấn, tăng 12% so với tháng 7/2014.

Tiêu thụ xi măng tăng, thép giảm trong 8 tháng đầu năm
Tiêu thụ nội địa 8 tháng năm 2014 ước đạt 32,85 triệu tấn, bằng 107% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo Vụ Vật liệu xây dựng, hiện giá bán xi măng cuối nguồn tháng 8 vẫn tương đối ổn định, không có biến động nhiều. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm xi măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu cho thấy thị trường này vẫn phát đi những tín hiệu khả quan do tác động tích cực của nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2013, một số mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) có mức tăng tiêu thụ khá tốt. 7 tháng đầu năm 2014, xi măng tiêu thụ được trên 33 triệu tấn, tăng khoảng 12%. Đây được xem là tín hiệu tích cực sau 3 năm giảm cả giá và lượng tiêu thụ liên tiếp. Những loại VLXD khác như sơn, tôn, đá, cát, kính xây dựng... cũng có xu hướng tăng cầu do hàng loạt công trình xây dựng nhà ở xã hội đang đến giai đoạn hoàn tất.

Tiêu thụ thép trong tháng 8 vẫn ở mức thấp do nhu cầu giảm

Theo báo cáo của Bộ Công thương, sức tiêu thụ của các nhà máy vẫn chậm trong tháng 8 do tình hình kinh tế trong nước khó khăn, sản lượng tiêu thụ chỉ tập trung vào những công trình đang dở dang, chưa có công trình mới.

Ngoài ra, nhu cầu xây dựng của khu vực dân dụng cũng giảm sút trong tháng này, vì theo yếu tố mùa vụ, tháng 7 và tháng 8 là thời điểm mùa mưa bão và tháng mưa ngâu nên tiêu thụ đạt mức thấp trong năm.

Do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với thép Trung Quốc, các nhà sản xuất thép trong nước đã giảm giá bán, chủ yếu dưới các hình thức như hỗ trợ vận chuyển, tăng chiết khấu sản lượng, tăng hỗ trợ công trình.

Tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với thép ngoại, các nhà sản xuất thép trong nước đang tích cực tìm mọi biện pháp tồn tại trước thị trường.

Trước tình hình tiêu thụ khó khăn, tồn kho cao, một số nhà máy khu vực phía Bắc đã phải dừng sản xuất.

Về hoạt động sản xuất, báo cáo cho thấy trong tháng 8, sản lượng sắt thép thô ước đạt 280,5 nghìn tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ; lượng thép cán ước đạt 291,1 nghìn tấn, tăng 15,6%; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 294,6 nghìn tấn, tăng 6,6%.

Tính chung 8 tháng, sản lượng sắt thép thô đạt 1,95 triệu tấn, giảm 0,01% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 2,29 triệu tấn, tăng 5,1%; thép cán đạt 2,31 triệu tấn, tăng 22,8%.

Nhập khẩu thép các loại từ các thị trường trong tháng 8 tăng 43,4% về lượng và 39,1% về trị giá. Tính chung 8 tháng, nhập khẩu thép các loại tăng 14,4% về lượng, tăng 7,1% về trị giá, tuy nhiên nhập khẩu sản phẩm từ thép tăng 2,9% về trị giá.

Tín hiệu tích cực từ thị trường VLXD phía Nam

Ông Phan Đức Nhạn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, tình hình kinh tế thành phố nói chung đang ổn định và có xu hướng phát triển nhanh, thị trường VLXD cũng có chiều hướng biến động khi kinh doanh bất động sản có dấu hiệu phục hồi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp yên tâm xây dựng kế hoạch, đầu tư mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, mùa mưa đang đến ở khu vực phía Nam gây nên quan ngại hoạt động sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp sản xuất VLXD bị ảnh hưởng. Với thép xây dựng, nhiều khả năng từ nay đến cuối năm 2014 sẽ không tăng về sản lượng, do các nhà máy cân đối cung - cầu khi vào mùa mưa ở phía Nam. Giá bán thép trong nước và trên thị trường Tp.HCM tục ổn định, thậm chí có nhà sản xuất còn có xu hướng giảm giá để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, gạch không nung có thể vẫn khó khăn sau 4 năm thực hiện chương trình phát triển VLXD không nung.

Tiêu thụ xi măng tăng, thép giảm trong 8 tháng đầu năm 2
Thị trường VLXD Tp.HCM cũng có chiều hướng biến động tích cực khi kinh doanh bất động sản có dấu hiệu phục hồi.

Nhưng nguồn cầu về VLXD có thể không sụt giảm đến mức quan ngại. Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, những dự báo về thị trường VLXD hiện nay cần tính đến sự gia tăng đáng kể những dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án căn hộ, khu dân cư tại những thành phố lớn trong cả nước đang có động lực hoàn thành. Riêng tại Tp.HCM chương trình nhà ở xã hội đang khởi công 1 dự án tại quận 2, quy mô 304 căn, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xem xét chuyển đổi 2 dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là Dự án Khu chung cư kết hợp thương mại Hòa Nguyễn (quận Tân Bình) và Dự án Khu đô thị mới Nam thành phố.

Ngoài ra, do nhu cầu trong dân về nhà ở với mức giá dưới 1 tỷ đồng vẫn đang rất cao, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản liên tục đầu tư hoàn tất nhanh dự án. Điều này cũng khiến thị trường VLXD tăng cầu. Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực nhận định, chủ đầu tư hàng loạt chung cư có giá trung bình, nếu nhà đầu tư giỏi tính toán, vẫn có lãi từ các dự án căn hộ chung cư.

Các dự án chung cư hiện nay đều sử dụng nguồn VLXD trong nước, trong đó nhiều loại sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phù hợp. Doanh nghiệp cung cấp VLXD trong nước để tiêu thụ được hàng đã dành rất nhiều chế độ giảm giá, hậu mãi cho nhà thầu xây dựng, ảnh hưởng tích cực hơn đến giá thành căn hộ khi đến tay người tiêu dùng. Điều này khiến tiêu thụ bất động sản có chiều hướng tốt lên, ngược lại tác động thị trường VLXD với sản phẩm nội có hướng tiêu thụ tốt hơn.

Lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 10 tăng trở lại

Thông tin từ Bộ Xây dựng về tình hình sản xuấ,t kinh doanh của các đơn vị thuộc Bộ cho thấy, trong 10 tháng vừa qua, kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tốt lên. Cụ thể, giá trị sản xuất, kinh doanh đạt khoảng gần 121 nghìn tỷ, so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 4,4%.

Trong đó, công nghiệp xây dựng (kể cả Tổng công ty Xi măng Việt Nam) đạt khoảng trên 54,3 nghìn tỷ, so với cùng kỳ năm 2013, tăng 4,8%; xây lắp thực hiện khoảng trên 43,5 nghìn tỷ, đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 10 tăng trở lại
Cả nước tiêu thụ khoảng trên 41,5 triệu tấn xi măng trong 10 tháng (ảnh minh họa)

Đặc biệt, đối với ngành xi măng, tháng 10/2014, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng trở lại vì đã bước vào mùa xây dựng. Theo đó, tháng này tiêu thụ nội địa ước đạt 4,27 triệu tấn, trong 10 tháng vừa qua, tiêu thụ nội địa ước đạt đạt 41,540 triệu tấn, so với kế hoạch năm, bằng 85,6%. Xuất khẩu clinker và xi măng 10 tháng ước đạt 11,68 triệu tấn, trong đó ước xuất khẩu xi măng đạt 2,81 triệu tấn.

Theo các chính sách đầu tư phát triển và dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014, Bộ Xây dựng tính toán nhu cầu xi măng năm nay khoảng 62-64 triệu tấn, so với năm 2013, tăng 1,5-3%. Trong đó, xi măng xuất khẩu 13,5-15,0 triệu tấn, nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn.

Bộ Xây dựng cho biết, việc rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch về xi măng tiếp tục được thực hiện dể cân đối cung - cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và giải quyết hàng tồn kho.

Qua việc kiểm tra các dự án xi măng tại các tỉnh miền Bắc dự kiến vận hành năm 2014, 2015 và dự kiến đầu tư giai đoạn 2016-2020, Bộ Xây dựng đề xuất và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa ra khỏi quy hoạch 05 dự án có quy mô công suất 910.000 tấn xi măng/năm, bổ sung thêm 01 dự án và hoãn triển khai 09 dự án.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để triển khai chương trình phát triển đường giao thông bê tông nhằm thực hiện kích cầu cho sản phẩm xi măng, giảm nhập siêu.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng cổ phiếu tăng giá cuối năm

Tính đến tháng 8/2014, chỉ số VN-index đã tăng khoảng 20%. Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức tăng trưởng tốt nhất so với các thị trường cùng khu vực trong 3 năm qua. Công ty Chứng khoán Hàn Quốc - KIS cho rằng, VN-index đang trên đà tăng và có thể đạt 650 điểm vào cuối năm 2014.

Không nằm ngoài dự đoán đó, kết quả kinh doanh không tồi, cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng đã dần hấp dẫn nhà đầu tư (NĐT) trong những quý đầu 2014.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng cổ phiếu tăng giá cuối năm
Cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng đã dần hấp dẫn NĐT trong những quý đầu 2014.

Sự ấm dần của thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) trong 2 quý đầu năm 2014 đã giúp nhiều DN trong ngành vật liệu xây dựng cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh.

Cổ phiếu xi măng khởi sắc tích cực

Thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng cho biết, sản xuất và tiêu thụ của ngành xi măng trong những tháng gần đây hồi phục mạnh. 6 tháng đầu năm, ngành xi măng đã tiêu thụ được 33 triệu tấn sản phẩm, tăng 10% so với nửa đầu năm 2013.

Hiệp hội Xi-măng Việt Nam cũng dự báo, khả năng tiêu thụ nội địa cả năm 2014 sẽ đạt tới 50 triệu tấn xi măng, bằng năm 2010, năm cao nhất về tiêu thụ; khả năng xuất khẩu xi măng cả năm 2014 sẽ đạt khoảng 20 triệu tấn.

Xét cụ thể trên thị trường chứng khoán, quý II/2014, Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đạt 1.727,4 tỷ đồng doanh thu và 11,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó riêng con số lợi nhuận gấp 11 lần cùng kỳ. Nếu tính từ đầu năm đến nay, HT1 có lợi nhuận sau thuế là 13,28 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch.

Những con số lợi nhuận nêu trên, về mặt nào đó thể hiện hoạt động kinh doanh của các DN có phần khởi sắc.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng cổ phiếu tăng giá cuối năm 1
Cổ phiếu HT1 đang giao dịch trên thị trường.

Phân tích sâu trường hợp của HT1, biên lãi gộp trong quý I/2014 giảm mạnh từ mức 22,4% xuống chỉ còn 19%. Đối với tình hình tài chính, nhờ chuyển đổi nợ và gia hạn nợ nên áp lực trả nợ và lãi vay của công ty đã giảm bớt trong năm 2014. Chi phí lãi vay trong hai quý đầu năm là 408,6 tỷ đồng, giảm 20,8% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, công ty dự kiến sẽ hạch toán toàn bộ lỗ chênh lệch tỷ giá còn lại (khoảng 200 tỷ đồng) trong năm 2014. Tính chung, HT1 đã phân bổ 100 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá trong thời gian qua, khiến thị giá cổ phiếu của DN này cũng bị sụt giảm theo.

Câu chuyện của NKG cũng không khá hơn. Tỷ suất sinh lợi của NKG có được trong quý II nhờ đầu cơ nguyên liệu. Theo chia sẻ của công ty, trong năm 2014, NKG sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động thương mại và tập trung vào sản xuất thành phẩm. Nếu xét riêng 6 tháng đầu năm 2014, biên lợi nhuận gộp của công ty đã có sự cải thiện nhẹ từ mức 4,9% trong quý I lên 5,7% trong quý II/2014.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng cổ phiếu tăng giá cuối năm 2
Thị trường xi măng có dấu hiệu khởi sắc

Thêm một điểm sáng đối với NĐT là đầu tháng 7/2014, NKG đã phát hành thành công 100 tỷ đồng cổ phiếu cho đối tác là Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư P&Q, nhằm bổ sung cho vốn lưu động, nâng vốn điều lệ lên 399 tỷ đồng. Theo đó, nửa cuối năm 2014, NKG sẽ đầu tư thêm 1 dây chuyền cán nguội và 1 dây chuyền mạ kẽm, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2015. Tích cực là vậy, nhưng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng ống thép và tôn mạ của NKG được dự báo sẽ khó có thể cải thiện trong những tháng cuối năm.

Vậy, NĐT nên ứng biến thế nào với cổ phiếu ngành VLXD? Các chuyên gia phân tích ngành lưu ý, các dự án của HT1, NKG đều đã đầu tư xong và chuẩn bị đưa vào vận hành. Cụ thể, đối với HT1, dựa trên triển vọng tăng trưởng khả quan của ngành xi măng và hai yếu tố là nợ vay và khấu hao lỗ chênh lệch tỷ giá, KQKD của HT1 trong năm 2014 sẽ tích cực hơn so với cùng kỳ và gấp từ 5 - 6 lần mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra từ đầu năm. Trường hợp NKG, triển vọng lợi nhuận được ước tính có thể vượt 5-10% mục tiêu 50 tỷ đồng.

Còn về ngắn hạn, hầu hết các mã chứng khoán của các công ty xi măng hiện đang được giao dịch xung quanh mức giá 10.000-15.000 đồng/cổ phiếu thì giá HT1 hiện khoảng 14.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, khi xem xét đầu tư nhóm cổ phiếu này, NĐT cần chú ý đến tính thanh khoản. Trong thời gian qua, khối lượng giao dịch bình quân của nhóm cổ phiếu này chưa cao như mong đợi.

Cổ phiếu ngành thép được khuyến cáo đầu tư

CTCP Thép Nam Kim (NKG) vừa công bố kết quả kinh doanh (KQKD) của quý II với doanh thu 1.531 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ và tăng 2,4% so với quý I/2014; lợi nhuận sau thuế đạt 26 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ…

Theo nhận xét của các chuyên gia phân tích, ngành VLXD vẫn đang đối mặt với tình trạng dư cung, trong đó phần lớn DN thép không hoạt động hết công suất, đồng thời quý III cũng là quý thấp điểm tiêu thụ của mặt hàng này.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng cổ phiếu tăng giá cuối năm 3
Cổ phiếu NKG đang giao dịch trên thị trường.

Hiện có 16 công ty trong ngành thép niêm yết cổ phiếu trên hai Sở GDCK (HOSE và HNX), với giá trị vốn hóa chiếm 3,1% toàn thị trường. Tính đến ngày 1/8/2014, cổ phiếu của các công ty thép này có mức tăng trung bình 4,6% so với đầu năm, trong khi hai chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt 17,7% và 16,5%. Cổ phiếu của các công ty thép này được giao dịch tại mức P/E và P/B trung bình lần lượt là 13,5 lần và 0,9 lần.

Nhìn chung, các công ty thép có tăng trưởng về doanh thu, nhưng lợi nhuận chưa tăng tương ứng. Quý I năm tài chính 2014, 3 doanh nghiệp trong ngành là POM, HLA, BVG tiếp tục lỗ ròng; trong khi 7 công ty khác là HSG, VIS, TLH, SMC, NKG, TNA, DNY chưa thấy được sự tăng trưởng lợi nhuận. Tuy vậy, biên lợi nhuận gộp của ngành có cải thiện từ mức trung bình 7,4% trong năm tài chính 2013 lên mức 8,7% trong quý I năm tài chính 2014, do giá nguyên liệu có xu hướng giảm. 

Một số cổ phiếu đáng quan tâm trong ngành như NKG, HSG, TLH và VIS.

Ngoài ra, các tác động tiêu cực từ gánh nặng chi phí lãi vay và việc tăng giá cước vận tải, xăng dầu vẫn tiếp tục góp phần làm giảm lợi nhuận ròng của các công ty thép. Do đó, các doanh nghiệp thép có lợi thế cạnh tranh, khả năng duy trì doanh thu và lợi nhuận tốt, cùng với cơ cấu nợ vay hợp lý, mới có thể thu hút được dòng tiền của nhà đầu tư. Chẳng hạn, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã tăng giá mạnh mẽ lên tới 58% so với đầu năm.

6 tháng đầu năm, doanh thu của HPG ước đạt 13.339 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 58% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 1.874 tỷ đồng, tăng 85% và hoàn thành 85% kế hoạch năm.

Biên lợi nhuận gộp và ròng của HPG cao hơn hẳn so với các công ty niêm yết khác trong ngành, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp. KKC và SSM cũng đáng chú ý khi có biên lợi nhuận ròng cao hơn mức trung bình ngành, nhờ có doanh thu bán hàng tăng trưởng tốt cùng với việc không duy trì nợ vay dài hạn.

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng kỳ vọng cổ phiếu tăng giá cuối năm 5
Cổ phiếu ngành thép được khuyến cáo đầu tư

Mở rộng sản xuất, thành lập nhà máy, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ ở các phân khúc truyền thống và giá đang ở mức hợp lý là những điểm nhấn ở một số đơn vị ngành thép. Theo đó, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư nên quan tâm và có thể giải ngân ở một số cổ phiếu trong ngành như NKG, HSG, TLH và VIS.

Tuy nhiên, để cân nhắc đầu tư và xác định giá trị cổ phiếu của các DN ngành này, theo các nhà phân tích, NĐT vẫn cần thận trọng. Vì xét trên bình diện chung, dù thị trường đã khởi sắc nhưng phần lớn DN ngành VLXD chưa thoát hẳn khỏi khó khăn.

Doanh nghiệp thép nội "kêu cứu" trước quy định miễn thuế nhập khẩu

50% doanh nghiệp thép Việt Nam phá sản

Cụ thể, theo đề xuất của Nga và Bộ Tài chính, thuế suất với nhóm ngành sắt thép sẽ về 0% ngay lập tức sau khi ký hiệp định (dự kiến năm 2015), chỉ một số có thuế suất giảm dần về 0% trong 5 năm. Nếu điều này được thông qua, ngành thép của Việt Nam đứng trước nguy cơ “sụp đổ” do không thể cạnh tranh với thép nhập khẩu.

Hiện, ngành thép Việt Nam đóng góp cho ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động.

Đặc biệt, từ năm 2018, hàng loạt thuế nhập khẩu sắt thép từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng sẽ cắt giảm theo các hiệp định FTA đã ký.

Ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giams đốc Tập đoàn Hòa Phát (đơn vị chiếm 18% thị phần thép xây dựng, khoảng 19% thị phần ống thép) cho biết, trong 10 năm qua, ngành thép Việt Nam phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, sức cạnh tranh so với thép Nga - nước phát triển mạnh về ngành thép trên thế giới, thì ta còn non trẻ.

“Quá trình hội nhập chúng ta vẫn ký các hiệp định thương mại, tuy nhiên phía bạn yêu cầu ngay lập tức thuế về 0% thì gây sốc quá. Điều này có thể khiến 50% doanh nghiệp thép Việt Nam phá sản”, ông Dương nhận định.

Theo ông Dương, việc đàm phán các FTA phải tính đến chênh lệch trình độ phát triển. Do đó, với các nước phát triển, Việt Nam cần giữ một mức thuế và có lộ trình nhất định. Nếu không ngành thép sẽ gặp khó khăn rất lớn. “Chúng tôi kiến nghị thuế suất có thể giảm về 0% sau 10 năm hiệp định có hiệu lực. Đây là khoảng thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị cạnh tranh với thép Nga”, ông Dương cho biết thêm.

Doanh nghiệp thép nội "kêu cứu" trước quy định miễn thuế nhập khẩu
50% doanh nghiệp thép Việt Nam phá sản nếu quy định miễn thuế nhập khẩu thép được thông qua.

Cần có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu để doanh nghiệp thép nội tồn tại

Trong tháng 8 vừa qua, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đã hai lần có văn bản đề nghị liên Bộ Tài chính - Công Thương xem xét lại đề xuất cắt giảm thuế nhập khẩu sắt thép từ Nga, như đàm phán Hiệp định VCUFTA.

Chiều 8/9, Chủ tịch VSA Hồ Nghĩa Dũng cho biết, cắt giảm thuế nhập khẩu thép từ Nga ngay lập tức cực kỳ nguy hiểm cho ngành thép trong nước. Ông phân tích, hiện sản lượng thép Nga đứng thứ 5 thế giới (khoảng gần 70 triệu tấn/năm), xuất khẩu đứng thứ 7 thế giới. Tuy không có công nghệ hiện đại nhất thế giới, nhưng ngành thép Nga có lợi thế lâu đời, giá cạnh tranh nhờ nguồn tài nguyên dồi dào như quặng sắt, nhiên liệu…

Trong khi đó, ngành thép Việt Nam mới phát triển, nguyên liệu hầu hết phải nhập khẩu (hoặc tái chế), nhiều nhà máy công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao… Tổng công suất các nhà máy thép Việt Nam hiện nay khoảng 20 triệu tấn/năm.

Trong đó, thép xây dựng khoảng 10 triệu tấn/năm, nhưng tiêu thụ trong nước chỉ 5 triệu tấn/năm. “Nếu thuế nhập khẩu thép Nga về 0% vào năm 2015 (như đề xuất), ngành thép Việt Nam chắc chắn sẽ sập ngay”, ông Dũng nói.

Thép Việt Nam cũng đang cạnh tranh khốc liệt với thép Trung Quốc trên thị trường nội địa. Từ năm 2018, thuế nhập khẩu một số sản phẩm thép Trung Quốc sẽ về 0% (theo Hiệp định FTA ASEAN - Trung Quốc).

Ông Dũng cho biết: “Tham gia thị trường chung phải chấp nhận, nhưng chúng ta có thể dựng hàng rào kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và cạnh tranh lành mạnh của thép nhập. Đặc biệt với thép Trung Quốc, khi giá rẻ, chất lượng không đồng đều… như đã và đang xảy ra”.

Để có thời gian cho thép nội chuẩn bị, VSA đã có văn bản kiến nghị các cơ quan nhà nước xem xét cẩn trọng đề xuất giảm thuế nhập khẩu sắt thép của Nga; trên cơ sở bảo hộ cho ngành thép trong nước phù hợp với lộ trình WTO (thuế nhập khẩu thép về 0% vào năm 2020).

“Thay vì đưa thuế suất về 0% vào năm 2015, chúng ta có thể đàm phán để có lộ trình giảm thuế từ mức 10-15% như hiện nay về 0% vào 5-10 năm tới. Đặc biệt với loại thép trong nước đã sản xuất được, như thép xây dựng thông thường, cán nguội, thép ống, cán lá…”, ông Hồ Nghĩa Dũng đề xuất.

Ông Dũng nhận định, trong hiệp định FTA có nhiều ngành nghề khác nhau, có ngành được lợi, có ngành bất lợi. Tuy nhiên, cơ quan đàm phán phải cân nhắc hy sinh lợi ích ngành nào, tới đâu… “Chúng tôi đồng ý trong giới hạn nhất định có hy sinh vì ngành khác, nhưng cần có lộ trình, thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị”, ông Dũng đề xuất.

Tiêu thụ xi măng năm 2015 sẽ tăng từ 4

Tiêu thụ xi măng phục hồi

Theo Bộ Xây dựng, năm 2013, sản lượng xi măng, clanhke tiêu thụ thực tế là 61,15 triệu tấn, trong đó xuất khẩu xi măng đạt 15,1 triệu tấn, tiêu thụ nội địa 46,05 triệu tấn; căn cứ vào các chính sách đầu tư phát triển và dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014, Bộ Xây dựng đã tính toán năm 2014, nhu cầu xi măng khoảng 62-64 triệu tấn, so với năm 2013, tăng 1,5-3,0%. Trong đó xuất khẩu xi măng đạt 13,5-15,0 triệu tấn, tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn.

10 tháng đầu năm 2014, toàn ngành thực tế đã sản xuất, tiêu thụ 56,54 triệu tấn clanhke và xi măng, so với kế hoạch năm, đạt 88,2%. Trong đó, xuất khẩu đạt 15,0 triệu tấn xi măng, chiếm 100% kế hoạch năm; tiêu thụ nội địa đạt 41,54 triệu tấn xi măng, chiếm 86% kế hoạch năm. Lượng xi măng và clanhke tồn kho cuối tháng 10 còn khoảng 2,84 triệu tấn, trong đó xi măng là 610 nghìn tấn và 2,23 triệu tấn còn lại là clanhke, con số này tương ứng với khoảng 12-14 ngày sản xuất.

Từ số liệu tiêu thụ 10 tháng đầu năm 2014, Bộ Xây dựng đã dự kiến, tổng sản lượng clanhke, xi măng tiêu thụ năm 2014 khoảng 68 triệu tấn, so với kế hoạch năm, đạt 107%. Trong đó, xi măng tiêu thụ nội địa đạt khoảng 49,0 triệu tấn, tương ứng 100% kế hoạch năm và đã vượt sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa năm ngoái khoảng 3,0 triệu tấn; xuất khẩu đạt khoảng 19 triệu tấn, chiếm 126,5% kế hoạch năm; trong đó, xuất khẩu xi măng khoảng 4,0 triệu tấn, clanhke khoảng 15,0 triệu tấn.

Tiêu thụ xi măng năm 2015 sẽ tăng từ 4-7%
Bộ Xây dựng dự đoán, tiêu thụ xi măng năm 2015 sẽ tăng từ 4-7% (ảnh minh họa)

Năm 2014, mặc dù kinh tế cả nước vẫn còn khó khăn nhưng nhiều dự án đầu tư xây dựng, nhất là các dự án bất động sản và giao thông, cơ sở hạ tầng đã được triển khai xây dựng trở lại. Vì vậy, so với năm 2013, sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước đã tăng khoảng 3%, bên cạnh đó, sản lượng xi măng, clanhke xuất khẩu tăng khá mạnh, so với năm trước, tăng khoảng 26,5%.

Tiêu thụ xi măng năm 2015 ước tính tăng từ 4-7%

Trên cơ sở sản lượng xi măng tiêu thụ ước tính năm 2014, Bộ Xây dựng đã dự đoán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2015 vào khoảng từ 71-73 triệu tấn, so với năm 2014, tăng 4-7% mặc dù dự đoán tình hình kinh tế năm sau vẫn còn khó khăn. Trong đó xuất khẩu khoảng 19-20 triệu tấn, tiêu thụ nội địa khoảng 52-53 triệu tấn.

Tính đến thời điểm tháng 10 năm nay, có 74 dây chuyền sản xuất xi măng trên cả nước với tổng công suất đạt 77 triệu tấn và hoàn toàn có khả năng sản xuất đủ xi măng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năm 2015 (bao gồm cả xi măng tiêu thụ nội địa và xi măng, clanhke, xuất khẩu).

Nhằm bình ổn thị trường xi măng quý IV năm 2014 và cả năm 2015, Bộ Xây dựng hiện đã phối hợp cùng Hiệp hội Xi măng thống nhất, chỉ đạo các đơn vị sản xuất xi măng trên cả nước triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phát huy đạt, vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành hàng hóa; hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi măng, nhằm giảm chi phí bán hàng, chi phí lưu thông.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các đề tài ứng dụng công nghệ, đơn cử như các dự án tận dụng nhiệt thải lò nung ở các nhà máy xi măng để sản xuất điện. Việc có thể tự túc một phần sản lượng điện này sẽ góp phần giảm thiểu tác động của việc thiếu điện và dự án tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nhiên liệu, nguyên liệu cho ngành xi măng, để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xi măng theo đúng quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phấn đấu đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ; rà soát, kiểm tra các dự án xi măng định hướng đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho dãn, hoãn, tạm dừng tiến độ các dự án không đủ điều kiện đầu tư...

Phát triển vật liệu xây không nung tại Gia Lai vẫn khó khăn

Thống kê của Sở Xây dựng cho thấy, tổng sản lượng sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh trung bình khoảng 66,3 triệu viên/năm, ngoài ra còn phải nhập thêm từ Bình Định, Kon Tum và các tỉnh lân cận. Trong khi đó nguyên liệu sản xuất VLXKN chủ yếu là từ cát, đá, xi măng, đá mạt... thì điều kiện tự nhiên của Gia Lai rất thuận lợi, nhưng vẫn chưa có nhà đầu tư nào đầu tư cho loại hình sản xuất vật liệu này.

Nhắc đến xây dựng thì gạch nung là vẫn là vật liệu xây dựng truyền thống ở Việt Nam, trong khi các nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng hoàn toàn sử dụng VLXKN, đem lại hiểu quả kinh tế cao. Vấn đề ở đây là nhận thức của người dân chưa hiểu hết được những ưu điểm, các nhà tư vẫn thiết kế chưa hòa nhập được thói quen sử dụng VLXKN.

Hầu hết tư duy trong kinh doanh “có cầu mới có cung”. Trong khi theo báo cáo của Sở xây dựng, việc thiếu nguồn cung ứng, nhà đầu tư sản xuất gạch không nung lại chính là điểm bất cập trong việc triển khai Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển vật liêu xây không nung, Chỉ thị số 10/CT-TTG về việc tăng cường sử dụng VLXKN.

Ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai cho biết, “Triển khai Quyết định số 567/QĐ-TTg, Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn của UBND tỉnh về chương trình phát triển VLXKN, Sở Xây dựng đã có nhiều biện pháp phối hợp với các cơ quan, Sở, ban ngành trên địa phương, tuyên truyền, xây dựng những chính sách ưu đãi về thuê đất, thuế....

Quán triệt các lò gạch sản xuất theo định mức giảm dần... nhưng hiện vẫn chưa có nhiều tiến triển do thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân không thể là một sớm, một chiều. Hơn nữa chưa có nhà đầu tư nào sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh, việc chuyển, nhập từ các địa phương khác làm cho giá cao hơn so với gạch đất sét nung và cũng không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh”.

Phát triển vật liệu xây không nung tại Gia Lai vẫn khó khăn
Một số hình ảnh về VLXKN

Giá và chất lượng là tiêu chí đầu tiên của người tiêu dùng

Ông Hoàng, chủ một ngôi nhà đang xây dựng trên đường Lê Duẩn (Pleiku, Gia Lai) cho hay, “Tôi làm nhà chọn gạch đầu tiên là chất lượng gạch sau đó đến giá. Tôi chưa biết nhiều đến VLXKN, tôi chọn gạch Tuynel để xây vì loại gạch này có chất lượng và cũng thấy nhiều người dùng”.

“Phần lớn, những người đến mua gạch đều hỏi về chất lượng song song với giá, chọn loại nào tùy thuộc vào so sánh chất lượng với túi tiền. Những công ty xây dựng thì quan tâm hàng đầu của người ta đều là giá. Tôi cũng có nói sơ qua về gạch không nung nhưng người mua đều từ chối, do chủ nhà không tin tưởng mấy vào loại gạch mới này”. Bà Ngọc, chủ của hàng bán VLXKN (Pleiku, Gia Lai) chia sẻ.

Theo ông Toàn, Giám đốc Công ty Tư vấn Thiết kế La Belle, “Cần có công tác tuyên truyền trực tiếp đến người tiêu dùng để thấy được những ưu điểm về chất lượng của VLXKN so với gạch nung, như có tính chịu nhiệt cao, cách âm, cách nhiệt tốt; đa dạng loại hình, nhiều màu sắc, kích thước khác nhau thích ứng tính đa dạng trong xây dựng...”.

“Tôi làm tư vấn thiết kế nhưng những vật liệu xây dựng cũng phải thông qua chủ nhà, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ tư vấn thôi”, ông chia sẻ thêm.

Thị trường tiềm năng sẽ thu hút nhà đầu tư

Điều kiện tự nhiên Gia Lai có nhiều khoáng sản như đá vôi (đã phát hiện được 6 điểm, trong đó có triển vọng nhất là mỏ đá vôi Chư Sê), đá bazan (Chư Sê, Plâycu, Chư Păh), đá granit (Chư Sê, ở Bắc Biển Hồ, An Khê, La Khươi), tại nhiều mỏ đá có thể tận dụng đá mạt... thuận lợi trong sản xuất VLXKN, giảm được chi phí vận chuyển từ địa phương khác, giảm chi phí sản xuất.

UBND tình Gia Lai đã xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi về thuê đất, lãi suất vay..., giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên để nhà đầu tư thấy được đây là loại hình sản xuất tiềm năng thay thế cho gạch nung trong tương lai mới là mấu chốt. Theo định hướng phát triển đô thị ở Gia Lai tầm nhìn đến năm 2030, sẽ tăng nhu cầu về VLXD.

Theo Công văn số 500 của UBND tỉnh Gia Lai, kể từ năm 2015 sẽ sử dụng 50% VLXKN tại đô thị loại 3, các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 30% VLXKN đối với các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Như vậy khung pháp lý, cơ chế để buộc đưa VLXKN vào trong xây dựng đã có, nghĩa là buộc thị trường phải có nhu cầu. Thị trường có nhu cầu tất yếu có lợi nhuận.

Hiện tại, UBND tỉnh Gia Lai cũng đang khẩn trương xây dựng Kế hoạch tăng cường sử dụng VLXKN và Lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung và chấm dứt sản xuất gạch đất sét bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến...

Ngành thép sẽ bị phá sản khi ký VCUFTA: Bộ Công Thương phản hồi

Vụ Thị trường châu u cho biết, Hiệp định VCUFTA được trông đợi sẽ tạo cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu mạnh mẽ hàng hóa Việt Nam sang thị trường các nước Nga và SNG vốn có nhiều tiềm năng nhưng thực tế hoạt động thương mại giữa hai bên còn đang hạn chế.

Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, phía Liên minh Hải quan (Liên minh) cũng đặt ưu tiên hàng đầu việc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp như sắt thép, săm lốp, máy móc thiết bị...

Việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên; trong đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, da giày và một số loại nông sản khác mà Việt Nam có ưu thế. Riêng đối với các mặt hàng thép, trong số nhiều mặt hàng sắt thép phía Liên minh yêu cầu ưu tiên cắt giảm thuế quan, chỉ có một số loại thuộc danh mục do Hiệp hội Thép đề nghị bảo lưu lộ trình cắt giảm thuế.

Ngành thép sẽ bị phá sản khi ký VCUFTA: Bộ Công Thương phản hồi
Thông tin về ngành thép nội sẽ bị phá sản khi Hiệp định VCUFTA là không có căn cứ.

Như vậy về tổng thể, phía Liên minh có thể cung cấp cho ta nhiều mặt hàng sắt thép mà Việt Nam không sản xuất, phía Liên minh sẽ phải tự cạnh tranh với các đối tác khác trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, hai bên đều thống nhất việc đàm phán phải theo nguyên tắc trao đổi có đi có lại, xét trên tổng thể cân bằng lợi ích chung; cho phép có lộ trình cắt giảm thuế nhất định đối với một số mặt hàng thuộc Nhóm các mặt hàng nhạy cảm của các bên (tức là không phải đưa ngay về mức thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực).

Đối với Việt Nam, cam kết trong Hiệp định VCUFTA này sẽ không gây ảnh hưởng tới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang đàm phán.

Cũng theo Vụ Thị trường châu u, Nga là đất nước rộng lớn và những trung tâm sản xuất thép của Nga tập trung ở miền Trung nước Nga, cách Viễn Đông xa hơn khoảng cách từ Viễn Đông đến Việt Nam.

Trên cơ sở đó có thể kết luận, việc chuyên chở sắt thép từ các nhà máy này, qua Viễn Đông và về Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh được với các mặt hàng sắt thép tương tự đang lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Tiêu thụ xi măng bất ngờ tăng mạnh

 Bức tranh toàn ngành xi măng năm 2014 khả quan hơn các năm trước khi từ quí III/2014, nhiều doanh nghiệp xi măng trong nước bắt đầu có lãi.

Tiêu thụ xi măng năm 2014 dự kiến tăng gần 11,5% so với năm 2013, với tổng mức tiêu thụ 68 triệu tấn, trong đó tiêu thụ trong nước 49 triệu tấn và xuất khẩu 19 triệu tấn. Sau ba năm trầm lắng, nhiều doanh nghiệp xi măng chuyển từ lỗ sang có lãi. 

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 trong quí III/2014 lãi 99 tỉ đồng (quí III/2013 Công ty lỗ 72 tỉ đồng). Lợi nhuận ròng của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn quí III/2014 là 24,5 tỉ đồng (quí 4/2013 lỗ 177 tỉ đồng). Lợi nhuận của Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn quí III/2014 là 16,5 tỉ đồng (quí 4/2013 lỗ gần 51,6 tỉ đồng) ...

Tiêu thụ xi măng bất ngờ tăng mạnh
Tiêu thụ xi măng năm 2014 ước đạt 68 triệu tấn - Ảnh: Văn Nam.

Hiện nay cả nước có gần 70 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất mỗi năm gần 70 triệu tấn và trong năm 2014 này sẽ có thêm 5 nhà máy đưa vào vận hành với công suất tăng thêm khoảng 7 triệu tấn.

Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cho biết tiêu thụ xi măng nội địa trong 11 tháng đầu năm tương đối khả quan với gần 46,2 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong thời gian này, xuất khẩu cũng đạt 18,3 triệu tấn, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, 11 tháng đầu năm ngành xi măng bán được gần 64,5 triệu tấn (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2013) và đã “về đích” trước một tháng so với kế hoạch ban đầu.

Các chuyên gia trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nhận định sức tiêu thụ nội địa toàn ngành xi măng sẽ tiếp tục có sự hồi phục mạnh trở lại trong năm sau.

Tiêu thụ thép xây dựng năm 2014 ước tăng trên 10%

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết lượng thép xây dựng tiêu thụ trong 11 tháng đầu năm đạt 4,73 triệu tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Sưa, kế hoạch ban đầu của ngành thép năm nay chỉ đặt mục tiêu tăng mức tiêu thụ thép xây dựng khoảng 5% so với năm ngoái. Tuy nhiên, sức mua những tháng gần đây cho thấy ngành thép xây dựng có thể đạt mức tăng trưởng trên 10% trong năm nay.

Theo VSA, tiêu thụ thép xây dựng năm 2013 đạt 4,95 triệu tấn, giảm 9,43% so với năm 2012.

Tiêu thụ vật liệu xây dựng chậm trong tháng 7

Khảo sát tại các đại lý cho thấy, các cửa hàng VLXD ở Hà Nội trên đường Hoàng Quốc Việt, Đê La Thành, Minh Khai, Thanh Nhàn…, lượng khách đến mua hàng không lớn.

Chị Bùi Thu Thủy, chủ cửa hàng sắt thép xây dựng (phố Thanh Nhàn) cho biết, bước vào mùa xây dựng năm nay, giá sắt thép đã tăng khoảng từ 5-10% tùy loại, do ảnh hưởng của chi phí vận chuyển và việc lưu kho bãi. Nhìn chung, lượng khách mua hàng vẫn thấp, chỉ tăng nhẹ từ 5-10% so với thời gian đầu năm. Từ đầu tháng 7 đến giờ, ít người khởi công xây dựng nên thị trường càng ế ẩm.

Còn vào thời điểm này, dù tháng cô hồn đã qua, nhưng tiêu thụ vẫn không nhích lên là bao do mùa mưa lại đang bắt đầu. “Trước kia, cửa hàng của tôi thường thuê 3-4 người làm. Giờ ế ẩm, hàng tiêu thụ ít, lãi chả đáng là bao nên phải cho nhân viên nghỉ hết. Việc vận chuyển, mang vác hàng bây giờ đều do các thành viên trong gia đình tự làm lấy”, chị Thủy nói.

Vật liệu xây dựng tiêu thụ chậm trong tháng 7
Trong tháng 7, tiêu thụ vật liệu xây dựng chậm

Còn theo anh Trần Văn Thao, chủ thầu xây dựng ở Khoái Châu (Hưng Yên), thông thường đây là thời điểm anh nhận được ít công trình nhất trong năm, vì thời tiết nắng nóng lại mưa nhiều. Là một nhà thầu nhỏ, chuyên xây dựng các công trình nhà cửa riêng lẻ, có quy mô nhỏ trong dân nhưng vào mùa này, anh phải căn ke mới có đủ việc cho thợ làm. Công việc ít đồng nghĩa với lượng VLXD tiêu thụ không nhiều.

Nhận định về tình hình trên, ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD cho biết, cách đây vài tháng, các loại VLXD như sắt, thép, gạch ốp... nhìn chung sức mua đều đã có những chuyển biến, tăng nhẹ so với một vài năm trước, song vẫn chỉ giữ được mức tiêu thụ từ 30-50% so với công suất sản xuất. Đặc biệt, xi măng đã có mức tiêu thụ tốt hơn cả và vẫn giữ được khoảng 80% công suất thiết kế nhờ thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Huynh cho rằng, các mặt hàng vật liệu trong nước vẫn phải đối mặt với việc thị trường BĐS chưa sôi động trở lại, trong khi giá vật liệu tăng do chi phí đầu vào cao. Cộng với những diễn biến về thời tiết đã phần nào khiến việc tiêu thụ của mặt hàng này chững lại.

Riêng với sản phẩm thép xây dựng, đại diện Công ty Thép Việt - Úc cho rằng, BĐS chưa được sôi động trở lại đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các loại VLXD, trong đó có thép. Bên cạnh đó, một vấn đề khác được các doanh nghiệp kiến nghị nhiều trong những năm qua là làm sao để hạn chế gian lận thương mại, nhập khẩu thép chứa nguyên tố Bo để trốn thuế thì cơ quan chức năng thực hiện chưa tốt. Hiện lượng thép nhập khẩu chứa nguyên tố Bo ước tính chiếm trên 10% lượng thép tiêu thụ ở Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu dùng thép trong nước.

Các chuyên gia đánh giá, năm nay vẫn là một năm đầy khó khăn cho ngành VLXD. Việc cắt giảm công suất hay giảm nhân lực chỉ là giải pháp tình thế trước mắt. Về lâu dài, theo ông Huynh, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào việc tìm đường xuất khẩu cho các sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần sớm có những giải pháp để cứu thị trường bất động sản, cũng là cứu doanh nghiệp VLXD, giúp các doanh nghiệp vừa kích cầu, giảm cung và có cơ hội tiếp cận thị trường.

Đẩy mạnh triển khai sử dụng VLXKN tại Gia Lai

Tuy nhiên, hiện nay số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất gạch không nung, có ý định đầu tư sản xuất còn ít.

Việc điều chỉnh chủng loại vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư và tiến độ khởi công các dự án sử dụng vốn ngân sách của tỉnh Gia Lai đã được phê duyệt. Đây được coi là những nguyên nhân chính khiến việc sử dụng (VLXKN trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ còn nhiều hạn chế so với các địa phương khác trong cả nước.

Theo nội dung chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của UBND tỉnh Gia Lai thì những VLXKN bao gồm: gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ… Khác với sản xuất gạch truyền thống (gạch nung) là phải sử dụng nguyên liệu đất sét và dùng nhiên liệu như than, củi để đốt, thải ra khói, gây ô nhiễm môi trường, gạch không nung chỉ sử dụng xi măng, cát, mạt đá và chất phụ gia…

Việc sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung truyền thống là một xu hướng phát triển tất yếu do loại sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội, như: không dùng đất sét để sản xuất mà tận dụng phế thải công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu (như than, củi, dầu DO)… Sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu nhiệt tốt, bền, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian thi công, một số loại gạch nhẹ có tỷ trọng thấp, qua đó giảm tải trọng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng. Do vậy, VLXKN được xem như loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và đang được Nhà nước khuyến khích sản xuất, sử dụng để thay thế gạch đất sét nung truyền thống.

Đẩy mạnh triển khai sử dụng VLXKN tại Gia Lai
Gia Lai đẩy mạnh triển khai sử dụng VLXKN

Theo đề xuất của Sở Xây dựng về lộ trình sử dụng VLXKN, đã được sự đồng ý của UBND tỉnh, từ năm 2015, tại các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước buộc phải sử dụng 50% vật liệu không nung (đối với các các đô thị loại III) và tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 30%. Đối với các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn; từ năm 2015, phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc phát triển sản xuất gạch không nung như xi măng, cát, bột đá, đất đồi… Nhưng số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất gạch không nung, có ý định đầu tư sản xuất còn ít. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu, các dự án đang triển khai có dự án sản xuất VLXKN của Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế - Tổng Công ty 15, có quy mô dự kiến 20 triệu viên QTC/năm đã thực hiện thẩm định dự án, TKCS.

Thêm nữa là một số cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa được công bố hợp quy, hợp chuẩn, chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ. Đối với gạch bê tông khí chưng áp thì chỉ có Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất và Thương mại Hoa Đá - Chi nhánh TP.Pleiku đã đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 1 triệu viên/năm.

Vừa qua, Sở Xây dựng tỉnh đã chủ động xây dựng giá của gạch không nung để đưa vào công bố giá vật liệu hàng tháng của Liên sở Xây dựng - Tài chính, dựa trên cơ sở giá cung cấp của các đơn vị sản xuất trên địa bàn các tỉnh lân cận. Việc giãn tiến độ sử dụng VLXKN nhằm tháo gỡ vướng mắc hiện nay và tạo điều kiện cho các địa phương, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có thời gian chuẩn bị đầu tư sản xuất VLXKN.

Vật liệu không nung: Rộng cửa đầu tư, hẹp đầu ra

Số liệu thống kê về Quản lý Nhà nước từ Bộ Xây dựng cho thấy, hiện cả nước có  trên 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất trên 10 triệu viên QTC/năm và một số chủng loại vật liệu không nung khác, với tổng công suất thiết kế đạt gần 6 tỷ viên QTC, 13 nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp, 17 nhà máy sản xuất bê tông bọt.

Với chi phí đầu tư rẻ, thời gian đầu tư ngắn, nên tốc độ đầu tư sản xuất gạch xi măng cốt liệu trong thời gian vừa qua tăng rất nhanh.

Sản phẩm vật liệu không nung có chất lượng ổn định và các doanh nghiệp sản xuất cũng đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây không nung. Nhưng mặc dù công nghệ thì tự chủ, các doanh nghiệp có khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường nhưng việc tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây không nung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vật liệu không nung: Rộng cửa đầu tư, hẹp đầu ra
Vật liệu xây dựng

Cụ thể, về gạch bê tông khí chưng áp, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bình quân chỉ đạt 30-40% so với công suất thiết kế, trong đó có tới 70-80% sản lượng sản xuất được công ty cho xuất khẩu.

Về gạch bê tông (cách gọi khác là gạch block xi măng cốt liệu) thì công suất sản phẩm có khá hơn, đạt khoảng 80-85% so với công suất thiết kế.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện đang có 5 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung thì cả 5 doanh nghiệp này đều sản xuất không hết công suất thiết kế và lượng hàng tồn kho vẫn còn lớn.

Chẳng hạn, Công ty CP Dịch vụ môi trường Đông Khê tại xã Hoàng Quế, huyện Đông Triều có dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu với công suất tương đương 42 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn (QTC)/năm nhưng hiện tại, công suất sản xuất mới chỉ trong khoảng trên dưới 10 triệu viên/năm và lượng sản phẩm tồn kho thì luôn ở mức 30%. Hay như Công ty CP Thương mại và Sản xuất vật liệu xây dựng xanh, Cảng Cái Lân, TP. Hạ Long, với năng lực sản xuất khoảng 45 triệu viên QTC/năm, nhưng hiện tại, cũng chỉ sản xuất và tiêu thụ được khoảng 20% so với công suất thiết kế.

Theo số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), tổng công suất đầu tư vật liệu xây không nung cho đến hết năm 2013 đã hoàn toàn đảm bảo cung cấp sản phẩm để đạt và vượt mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.

Bộ Xây dựng cũng chính thức yêu cầu các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện các quy định để gia tăng sử dụng các loại vật liệu này trong những năm tới nhằm đưa vật liệu xây không nung vào đại trà các dự án xây dựng.

Cụ thể, người quyết định đầu tư phải có trách nhiệm quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong xây dựng công trình theo quy định khi quyết định đầu tư dự án. Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm sử dụng các loại vật liệu không nung phù hợp với quy định đã ban hành.

Nhà thầu tư vấn giám sát có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vật liệu xây không nung phải theo đúng quy định của thiết kế nhằm đảm bảo chất lượng công trình.

Với các trường hợp là các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo việc sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng các quy định và đây là yêu cầu bắt buộc.

Lượng tiêu thụ xi măng nội địa tăng nhẹ trong tháng 7

Tuy nhiên, giá các chủng loại xi măng vẫn giữ ổn định. Lượng xi măng tiêu thụ phân bố theo các khu vực không có sự biến động nhiều. Dẫn đầu về lượng tiêu thụ là thị trường miền Bắc, tiếp đến là thị trường miền Nam và miền Trung.

Lượng tiêu thụ xi măng nội địa tăng nhẹ trong tháng 7
Chi tiết tỉ lệ tiêu thụ xi măng giữa các vùng miền.

Trong tháng 7, tổng lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt 4.425.448 tấn, tăng 12% so với tháng 6/2014 và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, phân theo các khối có mức tăng tương ứng so với tháng 6 như sau: Khối Tổng Công ty Vicem tăng 16%; khối liên doanh tăng 14% và khối các Công ty + Trạm nghiền tăng 11%; trong đó, dẫn đầu về mức tiêu thụ trong các khối là các đơn vị: Vicem HT, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Sông Gianh...

Tại thị trường xuất khẩu, tổng lượng xi măng và clinker xuất khẩu trong tháng 7 đạt 1.151.565 tấn, trong đó xi măng đạt 396.603 tấn và clinker đạt 754.962 tấn; so với tháng 6, lượng xuất khẩu xi măng tăng 31% và clinker tăng 9%.

Lượng tiêu thụ xi măng nội địa tăng nhẹ trong tháng 7 1
Tháng 7/2014: Xi măng tiêu thụ nội địa tăng 14% so với cùng kỳ 2013

Đến cuối tháng 7, lượng tồn kho: Xi măng là 0,56 triệu tấn, Clinker là 1,87 triệu tấn.

Về tình hình tiêu thụ, ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD nhận định, cách đây vài tháng, các loại VLXD như sắt, thép, gạch ốp... nhìn chung sức mua đều đã có những chuyển biến, tăng nhẹ so với một vài năm trước, song vẫn chỉ giữ được mức tiêu thụ từ 30-50% so với công suất sản xuất. Đặc biệt, xi măng đã có mức tiêu thụ tốt hơn cả và vẫn giữ được khoảng 80% công suất thiết kế nhờ thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy chưa có con số cụ thể, chính xác cho tháng này nhưng theo dự kiến trong tháng 8/2014, mức tiêu thụ nội địa sẽ giảm nhẹ so với tháng trước.

Sản xuất và tiêu thụ xi măng tăng trưởng ổn định trong 3 quý

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, tình hình tiêu thụ xi măng đã ổn định trở lại. 8 tháng đầu năm 2014, lượng xi măng tiêu thụ là 42,53 triệu tấn, cụ thể tiêu thụ xi măng nội địa ước đạt 32,85 triệu tấn, bằng 107% so với cùng kỳ năm 2013, trong khi đó xuất khẩu xi măng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định 9,68 triệu tấn, bằng 109% so cùng kỳ.

Trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu xi măng và clinker đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 12% so với tháng 7/2014 và tăng 18,3% so với cùng kỳ, cho thấy một xu hướng phục hồi khá mạnh. Tính đến cuối tháng 8, tổng sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker đã đạt hơn 10 triệu tấn.

Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng lớn như Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nạm (Vicem) hay The Vissai cho biết, hiện nay doanh nghiệp vẫn đàm phán với giá xuất khẩu không thấp hơn bán nội địa, khoảng 38-39 USD/tấn clinker và 55-60 USD/tấn xi măng. Số liệu về tình hình hoạt động ngành công nghiệp 8 tháng đầu năm 2014 của Bộ Công Thương cũng cho thấy, giá xuất khẩu xi măng và clinker đã tăng 3-4% so với cùng kỳ.

Không chỉ sản lượng xi măng, clinker xuất khẩu tăng mạnh mà ngay cả tiêu thụ tại nội địa cũng gia tăng. Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, sản xuất và tiêu thụ xi măng nội địa trong những tháng gần đây hồi phục mạnh. Tháng 8 cũng là tháng thứ 5 liên tiếp sản lượng tiêu thụ đạt từ 5-6 triệu tấn và lượng xi măng tiêu thụ 8 tháng đầu năm 2014 là 42,53 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp đang gặp những tín hiệu thuận lợi trong tiêu thụ cả về sản lượng lẫn về giá.

Sản xuất và tiêu thụ xi măng tăng trưởng ổn định trong 3 quý
Từ đầu năm đến nay, tình hình tiêu thụ xi măng trong cả nước đã ổn định trở lại sau thòi gian dài trầm lắng.

Cũng theo Vụ Vật liệu xây dựng, hiện giá bán xi măng cuối nguồn tháng 8 vẫn tương đối ổn định, không có biến động nhiều. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm xi măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu cho thấy thị trường này vẫn phát đi những tín hiệu khả quan do tác động tích cực của nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2013, một số mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) có mức tăng tiêu thụ khá tốt. 7 tháng đầu năm 2014, xi măng tiêu thụ được trên 33 triệu tấn, tăng khoảng 12%. Đây được xem là tín hiệu tích cực sau 3 năm giảm cả giá và lượng tiêu thụ liên tiếp. Những loại VLXD khác như sơn, tôn, đá, cát, kính xây dựng... cũng có xu hướng tăng cầu do hàng loạt công trình xây dựng nhà ở xã hội đang đến giai đoạn hoàn tất.

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định, 8 tháng năm 2014, mức tiêu thụ xi măng nội địa đã tương đương với hồi năm 2010, trở lại mức tiêu thụ ổn định. Đó là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp xi măng, bởi tiêu thụ nội địa tăng trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp chạy hết công suất, không lo hàng tồn kho.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vicem Lương Quang Khải cho biết, 8 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã cảm nhận được rõ những tín hiệu ấm lên của thị trường xây dựng. Các nhà máy của Vicem đều chạy hết công suất, không có hàng tồn kho. Tháng 5 và 6, dù ảnh hưởng của các vấn đề chính trị, tiêu thụ có thời điểm chững lại, nhưng đã ổn ngay sau đó, khiến bức tranh sản xuất, tiêu thụ 8 tháng vẫn khá sáng sủa.

Sản xuất và tiêu thụ xi măng tăng trưởng ổn định trong 3 quý 1
Ngành xi măng đang chủ động mạnh mẽ trong việc đáp ứng nguồn cung khi thị trường gia tăng nhu cầu tiêu thụ.

Trong khi đó, tồn kho tại thời điểm này của Vicem giảm hẳn. Tính đến 31/8/2014, toàn Vicem có sản lượng xi măng, clinker tồn kho chỉ tương đương với 14 ngày sản xuất, trong đó 0,7 triệu tấn là clinker, còn lại là xi măng bột. Trong tháng 9 này, các doanh nghiệp trực thuộc Vicem dự tính sẽ sản xuất khoảng 1,375 triệu tấn clinker và 1,417 triệu tấn xi măng rời, phấn đấu tiêu thụ khoảng 1,7 triệu tấn sản phẩm.

Mặt khác The Vissai với 5 nhà máy, công suất 7,6 triệu tấn cũng xác nhận, sức hấp thụ của thị trường xi măng nội địa lẫn xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay khả quan so với thời điểm 2 năm về trước. Theo ông Nguyễn Vũ Thanh, dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng sơ lược về tình hình sản xuất, tiêu thụ 8 tháng, Tập đoàn đã hoàn thành mục tiêu sản xuất và tiêu thụ đặt ra từ đầu năm.

Đáng nói nữa là hai nhà máy là Vissai Lạng Sơn và Vissai Hà Nam đang tiếp tục tuyển dụng công nhân để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sản xuất xi măng đang tăng lên. Điều này được ông Nguyễn Vũ Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn The Vissai Ninh Bình cho hay.

Không chỉ phấn khởi với sự gia tăng trở lại về nhu cầu xi măng trong nước, các đơn hàng xi măng xuất khẩu của The Visai và Vicem cũng đầy màu sáng so với năm trước. Đơn cử, Vicem có mức tăng trưởng xuất khẩu tới 145%, với 2,3 triệu tấn. Với đà này, mục tiêu xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn cho cả năm là hoàn toàn khả thi.

Quan trọng hơn, việc điều chỉnh tỷ giá tăng 1% của Ngân hàng Nhà nước từ 19/6/2014 cũng ít nhiều tác động tích cực tới các doanh nghiệp, bởi sự chênh lệch tỷ giá sẽ khiến quy đổi từ USD sang đồng Việt Nam sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Với mức tiêu thụ gia tăng mạnh như những tháng vừa qua, các doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ xi măng năm 2014 có thể sẽ vượt mức dự báo đưa ra từ đầu năm từ 3-4 triệu tấn, đạt 66-67 triệu tấn và ngành xi măng đang chủ động mạnh mẽ trong việc đáp ứng nguồn cung khi thị trường gia tăng nhu cầu tiêu thụ.

Đưa gạch không nung vào công trình xây dựng vẫn vướng

Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất ở đây là cần có chiến lược truyền thông để các chủ đầu tư bất bất động sản, người dân, thậm chí cả các cơ quan quản lý ở địa phương phải hiểu về lợi thế của việc dùng loại vật liệu này.

Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), năm 2015, Bộ Xây dựng sẽ quyết liệt vào cuộc vềi việc dùng gạch không nung ở các địa phương. Đến nay đã 2 năm, từ khi có Thông tư hướng dẫn để các địa phương làm quen khi dùng loại vật liệu này. Nhiều vướng mắc, khó khăn được tháo gỡ. Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ gạch không nung trong năm 2014 đã tăng đáng kể, trong đó gạch xi măng cốt liệu tăng lên khoảng 25%.

Nhưng nhiều tỉnh thành vẫn đang lo ngại về quy định tỷ lệ dùng gạch không nung trong các công trình xây dựng. Đơn cử, các địa phương cho rằng, quy định năm 2015, các công trình cao từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn phải dùng tối thiểu 50% gạch không nung rất khó có thể thực hiện bằng biện pháp hành chính.

Bên cạnh lo ngại từ cấp quản lý ở địa phương, hầu hết các nhà thầu và chủ đầu tư đều chưa quen với sử dụng gạch không nung. Phó giám đốc Sở Xây dựng Bến Tre Bùi Trang Thuận cho biết, trong 5 công trình sử dụng gạch không nung tại địa phương, có đến 4 công trình đã gặp sự cố nứt tường và loại gạch được sử dụng là gạch bê tông bọt. Trước thực tế này, UBND tỉnh Bến Tre đã gửi Bộ Xây dựng văn bản xin “dừng” sử dụng gạch không nung.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, một quan chức Bộ Xây dựng khẳng định, Bộ Xây dựng không thể chấp nhận việc xin dừng sử dụng gạch không nung trong các công trình vì đây là một chủ trương lớn của Chính phủ. Hơn nữa, khi sử dụng loại gạch này có sự cố thì phải kiểm tra xem lỗi tại đâu. Nếu loại gạch đó không phù hợp thì dùng loại gạch khác.

Đưa gạch không nung vào công trình xây dựng vẫn vướng
Hiện nay, việc đưa gạch không nung vào công trình vẫn gặp khó khăn (ảnh: Hoài Nam)

Nhưng trong khi các tỉnh, thành phố khác đang lúng túng trong vấn đề đưa gạch không nung vào các công trình xây dựng, Tp.HCM đã có cơ chế tạo thuận lợi và chủ động hướng dẫn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư dùng loại vật liệu này. Đồng thời, Tp.HCM đã tổ chức hội thảo liên kết vùng phía Nam với mục đích cùng nhau đưa gạch không nung vào dùng. Như đối với sự cố nứt tường tại Bến Tre, tại Hội nghị liên kết phát triển vật liệu xây dựng theo hướng bền vững được Tp.HCM phồi hợp với Bình Phước tổ chức đã có kết luận về sự cố này ngay khi tỉnh này còn đang tìm nguyên nhân.

Tham luận của các đơn vị tại hội thảo liên kết vùng cho thấy, thì sự cố nứt tường này hoàn toàn do lỗi kỹ thuật ở quá trình thi công. Đặc biệt, vẫn có một công trình không bị nứt trong 5 công trình dùng cùng một loại vật liệu thì lỗi không phải do gạch.

Hiện nay, để đưa gạch không nung vào công trình theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt, Tp.HCM đang tích cực thực hiện liên kết vùng. Nhưng còn nhiều vấn đề phải giải quyết bởi gạch không nung vẫn còn khá mới mẻ đối với người dùng.

Đối với các sản phẩm cụ thể của loại vật liệu xây dựng này, trong khi gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch xi măng cốt liệu đang có bước tiếp cận thị trường tương đối khả quan thì gạch bê tông bọt vẫn còn rất gian nan. Tương lai tiêu thụ sản phẩm này đã bị giáng một đòn chí mạng bởi sự cố nứt tường tại Bến Tre mặc dù lỗi không thuộc về nhà sản xuất. Có thể thấy, các sản phẩm gạch không nung đã phải cạnh tranh lẫn nhau.

Ông Phạm Hữu Quang Viên, Giám đốc Công ty CP Phân phối Vương Hải cho biết: “Bức tranh tiêu thụ gạch AAC đã có phần sáng lên khi Nhà máy V-block đã chạy hết khoảng 80% công suất, tiêu thụ trong nước cũng tăng rõ rệt, đặc biệt là tiêu thụ trong dân. Tuy nhiên, để có thể sử dụng với khối lượng như gạch đỏ chắc còn phải đợi một thời gian dài nữa".

Ngay tại Tp.HCM, nhiều dự án bất động sản, công trình vẫn đang sử dụng 100% gạch đỏ và chỉ những công trình thực hiện tiêu chí công trình xanh mới sử dụng gạch không nung, còn một số công trình khác dùng theo kiểu “thí nghiệm”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chủ đầu tư đa phần vẫn “ngại” sử dụng gạch không nung bởi phải thay đổi ngay từ khâu thiết kế và việc thi công chưa quen, làm tăng chi phí dự toán công trình. Vì thế, họ vẫn “ngại” khi có chế tài bắt buộc thì Sở Xây dựng sẽ là “cửa ải” khó qua nếu thiết kế không được phê duyệt khi không dùng vật liệu này.

Một số công trình tại Hà Nội đã “tập dượt” cho việc dùng gạch không nung như một bước chuẩn bị. Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội (HANDICO) Nguyễn Tử Quang cho biết: “HANDICO đã có những tính toán cụ thể trong việc sử dụng gạch không nung trong các công trình. Về cơ bản, chi phí công trình đã giảm được một phần. HANDICO sẽ nghiêm túc thực hiện chủ trương thay thế gạch đỏ bằng gạch không nung. Việc thay thế vật liệu xây dựng sẽ được lên kế hoạch ngay từ lúc thiết kế, lập dự toán công trình”.

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng

Theo đó, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu.

Cụ thể, về xi măng, dự báo nhu cầu xi măng trong nước đến năm 2020 là 93 triệu tấn. Nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng, đa dạng hóa các chủng loại xi măng đáp ứng các nhu cầu xây dựng đặc biệt như xi măng  mác cao, xi măng cho công trình biển, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng bền xâm thực và các loại xi măng khác.

Giai đoạn 2020-2030, đầu tư sản xuất xi măng theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu sử dụng phế thải làm nguyên, nhiên liệu cho sản xuất xi măng; nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng có tính năng đặc biệt, xi măng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nghiên cứu giảm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và nhân công trong sản xuất xi măng.

Đến 2015 không mở rộng, đầu tư mới cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát

Về vật liệu ốp lát (gạch ốp lát và đá ốp lát tự nhiên), tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất vật liệu ốp lát đến năm 2020 khoảng 570 triệu m2/năm. Trong đó, đối với đá ốp lát tự nhiên, công nghệ khai thác hiện đại, hạn chế tối đa việc nổ mìn khai thác. Đầu tư thiết bị chế biến hiện đại có thể cưa cắt các tấm đá kích thước lớn, nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm; có hệ thống mài và đánh bóng tự động.

Tiếp tục đầu tư mới và đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung

Từ nay đến năm 2015 tiếp tục đầu tư mở rộng và đầu tư mới các cơ sở chế biến đá ốp lát để đạt tổng công suất thiết kế trên toàn quốc đạt 15 triệu m2/năm. Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đầu tư mở rộng và đầu tư mới các cơ sở chế biến đá ốp lát để có tổng công suất thiết kế trên toàn quốc đạt 30 triệu m2/năm (chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng công suất thiết kế vật liệu ốp lát) việc đầu tư mới các cơ sở khai thác phải gắn với cơ sở chế biến sâu.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất đá ốp lát liên kết với các cơ sở sản xuất bột đá các bon nát can xi nhằm tận dụng nguyên liệu dư thừa, giảm phế thải và giảm ô nhiễm môi trường.

Đối với gạch gốm ốp lát, từ nay đến năm 2015 không đầu tư mở rộng và đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát. Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đầu tư mở rộng và đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát để đạt tổng công suất thiết kế trên toàn quốc đạt 570 triệu m2/năm. Chuyên môn hóa khâu sản xuất nguyên liệu cho gạch gốm ốp lát.

Chấm dứt hoạt động lò gạch sử dụng công nghệ lạc hậu

Với gạch đất sét nung, không đầu tư các loại lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng (lò hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất gạch đất sét nung kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Đối với các cơ sở đang sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuy nen, phải tiếp tục đầu tư hoàn thiện và cải tiến công nghệ để giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm tài nguyên; đối với các tỉnh miền Nam khuyến khích đầu tư công nghệ lò tuy nen sử dụng nhiên liệu trấu và mùn cưa.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng và ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động của các loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu. Cụ thể, các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương; khu vực thị xã, thị tứ, khu vực gần khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa và hoa màu của các tỉnh còn lại chậm nhất phải chấm dứt hoạt động vào trước năm 2016 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào trước năm 2018 với lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Tùy theo điều kiện cụ thể, khuyến khích các địa phương chấm dứt hoạt động đối với các lò vòng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Các cơ sở sản xuất nằm ở khu vực các xã thuộc huyện miền núi của các tỉnh xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động chậm nhất hết năm 2017 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào năm 2020 với lò đứng liên tục.

Bộ Xây dựng hướng dẫn định mức vật liệu xây không nung

Bộ Xây dựng hướng dẫn định mức vật liệu xây không nung
Bộ Xây dựng đã hướng dẫn định mức vật liệu xây không nung

Theo đó, gạch xi măng cốt liệu (công nghệ Polyme) là chủng loại gạch bê tông, chất lượng sản phẩm được quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6477:2011. Về áp dụng định mức dự toán đối với công tác xây lắp gạch bê tông có kích thước khác so với quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6477:2011 thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”.

Khi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6477:2011 “Gạch bê tông” đối với sản phẩm gạch bê tông sử dụng làm vật liệu xây trong công trình xây dựng, tạm thời không áp dụng quy định về độ dày của các thành viên gạch ở vị trí nhỏ nhất. Chỉ tiêu quan trọng của gạch để xây tường là mác (độ bền) gạch và chỉ tiêu này được xác định theo tiêu chuẩn hiện hành.

Cụ thể, tại điểm 3.3.2 khoản 3.3 Điều 3 của TCVN 6477:2011 quy định có thể sản xuất các loại gạch có kích thước khác với một số kích thước thông dụng (như đã nêu tại tiêu chuẩn). Như vậy các doanh nghiệp được phép sản xuất gạch bê tông có kích thước khác kích thước thông dụng.

Xi măng tiêu thụ nội địa trong 11 tháng đạt hơn 46 triệu tấn

Xi măng tiêu thụ nội địa trong 11 tháng đạt hơn 46 triệu tấn
Trong 11 năm 2014, xi măng tiêu thụ nội địa  đạt hơn 46 triệu tấn

Theo đó, giá trị sản xuất kinh doanh tháng 11 ước tính đạt 12.189,4 tỷ đồng, 11 tháng ước tính đạt 134.393,6 tỷ đồng, so với kế hoạch năm 2014, chiếm 96,1%, so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 105,7%. Trong đó, giá trị xây lắp ước tính thực hiện tháng 11 đạt 4.924,6 tỷ đồng, 11 tháng đạt 48.524,3 tỷ đồng, so với kế hoạch năm, chiếm 96,9%, so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 101%; giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (kể cả Tổng công ty Xi măng Việt Nam) ước tính thực hiện tháng 11 đạt 4.979,7 tỷ đồng, 11 tháng đạt 60.741,6 tỷ đồng, so với kế hoạch năm, chiếm 96,2%, so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 106,8%.

Sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tháng 11 tăng trở lại do bước vào mùa xây dựng, ước tính tiêu thụ nội địa đạt 4,52 triệu tấn; 11 tháng ước tính tiêu thụ nội địa đạt 46,16 triệu tấn so với kế hoạch năm, chiếm 95%. Xuất khẩu 11 tháng xi măng và clinker ước tính đạt 18,3 triệu tấn, trong đó xuất khẩu xi măng ước tính đạt 3,7 triệu tấn.

Bà Rịa

Số nhà máy luyện thép và sản lượng phôi thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay chiếm đến 65% trên cả nước. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho rằng việc thu hút quá nhiều dự án thép dẫn đến sử dụng nhiều đất, nhiều điện, và gây ô nhiễm môi trường từ xỉ thép, bụi lò...

Bà Rịa - Vũng Tàu không thu hút đầu tư vào lĩnh vực thép
Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương không thu hút đầu tư vào lĩnh thép

Với những khó khăn gây ảnh hưởng trên, giới phân tích cho rằng việc không thu hút thêm các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực sản xuất thép trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết và điều này lẽ ra phải được xem xét kỹ từ lâu.

Bên cạnh lĩnh vực thép, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu không thu hút 7 loại hình dự án khác, bao gồm: chế biến tinh bột sắn; chế biến mủ cao su; sản xuất hóa chất cơ bản (có phát sinh nước thải công nghiệp); nhuộm, thuộc da; sản xuất giấy các loại, bột giấy; chế biến bột cá.

Xuất khẩu vật liệu xây dựng: Cái khó chưa ló cái khôn

Nhằm giảm áp lực tiêu thụ trong nước, bảo đảm duy trì ổn định sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc cho xuất khẩu VLXD là hướng đi đúng đắn và cần thiết.

Ngành VLXD cần có chiến lược, tổ chức mạng lưới xuất khẩu vào các thị trường lớn và có tiềm năng như: châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Trung Đông…

Các DN thuộc lĩnh vực gốm sứ được nhắc đến như một lĩnh vực tiên phong trong xuất khẩu VLXD với những cái tên tiêu biểu như: Viglacera, Vinaconex, Hoàng Gia, Hồng Hà, Taicera, ToTo...

Các doanh nghiệp này đã nỗ lực tìm kiếm thị trường với nhiều hình thức tiếp thị đa dạng như tham gia hội chợ quốc tế, chào hàng ra nước ngoài... Vì thế nên cho đến nay, các sản phẩm gốm sứ xây dựng Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Xuất khẩu vật liệu xây dựng: Cái khó chưa ló cái khôn Trung Đông được xem là một thị trường tiềm năng của xuất khẩu VLXD Việt Nam

Trong đó tiêu biểu có công ty Viglacera vẫn tiêu thụ tốt sản phẩm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước đạt 31,5 triệu USD.

Tuy nhiên do giá trị còn thấp nên khả năng cạnh tranh của VLXD Việt Nam còn chưa cao. Ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) - cũng cho rằng, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng xuất khẩu VLXD, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc trong khâu thủ tục. Có thể thấy cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước cho xuất khẩu VLXD còn hạn chế do nguồn lực tài chính có hạn, các DN chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường xuất khẩu, chưa có khả năng đầu tư đúng mức cho công tác xúc tiến thương mại.

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, chia sẻ, tìm cơ hội xuất khẩu VLXD là điều các DN nên quan tâm, bởi phần nào giúp giải quyết khó khăn hiện nay. Ông Cung khẳng định, việc xuất khẩu có thể lãi không nhiều nhưng nó giúp giải quyết bài toán thị trường. Cũng từ xuất khẩu sẽ giúp DN trong nước lớn lên, đòi hỏi họ sản xuất phải quy củ và bài bản hơn.

Trong các thị trường xuất khẩu thì Trung Đông được xem là một thị trường tiềm năng hơn cả. Ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết, các nước Trung Đông đều có nhu cầu rất lớn với VLXD Việt Nam. Các DN Việt Nam cần tích cực hơn trong triển khai các hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường, cũng như đáp ứng đúng quy định về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ môi trường nhằm xuất khẩu VLXD vào thị trường tiềm năng này.

Ông Lê Văn Tới cũng nhấn mạnh, trong giai đoạn tiếp theo, các DN ngành VLXD cần chủ động tái cấu trúc để hình thành các tổ hợp sản xuất - kinh doanh VLXD có đủ sức mạnh tài chính, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện hòa nhập vào thị trường quốc tế. Có như vậy, việc xuất khẩu VLXD  mới được thuận lợi và đem lại ích lợi lớn cho nền kinh tế đất nước.

ngành thép 2015

Thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập về nước khiến nhiều loại thép trong nước rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Nga cũng đang chực chờ đẩy thép vào Việt Nam theo lộ trình ưu đãi thuế quan nên các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ tiếp tục có một năm vất vả.

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt cho TBKTSG online biết, thời gian tới, các nhà sản xuất thép trong nước sẽ thêm lao đao nếu thời gian tới thuế nhập khẩu thép từ Nga về Việt Nam giảm theo hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh thuế quan (VCUFTA).

Thép từ Nga ...

Nước Nga vẫn nổi tiếng về ngành thép, với tổng sản lượng đứng thứ 5 toàn cầu (hơn 70 triệu tấn/năm) với chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, công nghệ cao hơn Việt Nam …nên khả năng cao Nga sẽ tăng lượng thép nhập vào Việt Nam, ông Thái phân tích.

Còn Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)- ông Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, lâu nay thép từ Nga nhập vào Việt Nam chủ yếu là thép tấm, thép lá, thép hình …  vốn trong nước chưa sản xuất được chứ hầu như không có thép xây dựng.

Ngành thép 2015 chịu sức ép từ nhiều phía
Ngành thép trong nước tiếp tục gặp khó trong năm 2015 - Ảnh: Văn Nam

Cũng có ý kiến cho rằng, lượng thép nhập từ Nga vào Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 6% tổng số thép nhập khẩu, dù có giảm thuế thì tỷ lệ này cũng chỉ 10-12% nên các nhà sản xuất thép Việt Nam không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Đỗ Duy Thái thì trước biến động mất giá của đồng tiền Nga (đồng rúp) cộng với những lợi thế từ hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakshtan rõ ràng khả năng thép Nga nhập khẩu ồ ạt hơn và bóp nghẹt doanh nghiệp trong nước là điều hoàn toàn sớm xảy ra.

 ... và từ Trung Quốc

Một khó khăn khác cũng đang đè nặng các nhà sản xuất thép trong nước lúc này chính lài thép xây dựng nhập từ ông láng giềng từ Trung Quốc. Lượng thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ nước này vẫn ồ ạt nhập vào Việt Nam, ước cả năm 2014 có thể lên đến 550.000 – 600.000 tấn. 

Trong một văn bản gởi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hồi cuối tháng 11/2014, Chủ tịch VSA Hồ Nghĩa Dũng đã phải lên tiếng :"Sau hơn 5 tháng thực hiện, hiệp hội thép nhận thấy việc thực hiện thông tư 44 đối với việc nhập khẩu thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo chưa được thực thi hiệu quả".

Ông Dũng cho rằng với chính sách của Chính phủ Trung Quốc về hoàn thuế VAT của mặt hàng thép hợp kim xuất khẩu (từ 7 - 13%), có khả năng lượng thép dây cuộn chứa Bo nhập về Việt Nam vẫn sẽ tăng trong những năm tới.

Trong vòng 11 tháng đầu năm 2014, thống kê cho thấy lượng thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam lên đến 10,52 triệu tấn, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó giá nguyên liệu thép trên thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng giảm, giao dịch ít đi. Chẳng hạn như thép phế giảm 5 – 10 đô la Mỹ/tấn so với cuối tháng 10; giá phôi thép chào tại thị trường Đông Nam Á cũng giảm từ 10 – 20 đô la Mỹ/tấn so với cuối tháng 10 …

Thêm áp lực thép trong nước

Sức ép giảm giá của nguyên liệu đầu vào và lượng thép nhập khẩu ngày càng tăng buộc các doanh nghiệp thép trong nước phải giảm giá bán. Doanh nghiệp khu vực phía Bắc giảm từ 200.000  - 350.000 đồng/tấn, miền Nam giảm khoảng 100.000 đồng/tấn và tăng chiết khấu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

VSA cho biết, ngành thép Việt Nam hiện nay có thể sản xuất 22 triệu tấn, gồm thép xây dựng (10,8 triệu tấn/năm); thép ống hàn (2,11 triệu tấn); tôn mạ các loại (4 triệu tấn); thép tấm cuộn cán nguội (4,8 triệu tấn) … Con số này đã vượt gấp đôi về sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Một số loại thép chưa sản xuất được Việt Nam vẫn phải nhập khẩu như thép tấm cuộn cán nóng, thép hợp kim …

Theo dự báo của VSA, năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thép trong nước vẫn chưa thể tăng nhiều: thép xây dựng đạt gần 5,97 triệu tấn (tăng 8% so với năm 2014); thép ống đạt 1,36 triệu tấn (tăng 15%); tôn mạ đạt 3,25 triệu tấn (tăng 15%); thép tấm cuộn cán nguội đạt 3 triệu tấn (tăng 15%). Tổng thể, VSA dự báo cả ngành thép năm 2015 sẽ có mức tăng trưởng 11,8% so với năm 2014.

Trước thực trạng khó khăn của ngành thép trong nước, hiệp hội thép Việt Nam đã kiến nghị các bộ ngành chức năng tiếp tục rà soát các dự án thép nhằm loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan gây mất cân đối cung cầu thép trong nước.

Sẽ loại bỏ hoàn toàn gạch đất sét nung tại Đồng Tháp

Thống kê cho thấy, đến nay trên địa bàn tỉnh có 168 cơ sở sản xuất với khoảng 499 lò gạch đất sét nung. Nhiên liệu hầu hết các lò gạch đều sử dụng trấu để đốt lò. Nguyên liệu đất sét được khai thác chủ yếu từ đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với sản lượng sản xuất hơn 290 triệu viên/năm, chủ yếu là gạch ống và gạch thẻ.

Hầu hết các lò gạch thủ công không có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường, do đó gây ô nhiễm môi trường cao. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công trên địa bàn tỉnh đều không đạt yêu cầu. Các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, CO và HF.

Sẽ loại bỏ hoàn toàn gạch đất sét nung tại Đồng Tháp
Lò gạch truyền thống gây ô nhiễm môi trường

Hiện tại các cơ sở sản xuất gạch đang sản xuất không hiệu quả do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, phải mua nguyên liệu, nhiên liệu với giá tương đối cao, lao động làm việc cho các lò gạch ngày càng khan hiếm, một số cơ sở hiện tại đã tạm ngưng hoạt động.

Đồng Tháp đang nghiên cứu hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, sản phẩm mới cho ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Hầu hết các cơ sở sản xuất chấp nhận chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

Hiện tỉnh Đồng Tháp có một nhà máy sản xuất bê tông bọt của Công ty Hidico đầu tư, đặt tại thành phố Sa Đéc với công suất 40.000m3/năm. Để sản xuất và phát triển gạch không nung, tỉnh tiếp tục phổ biến các chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; tuyên truyền những lợi ích lâu dài về bảo vệ môi trường, về bảo vệ diện tích đất nông nghiệp khi hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

Sẽ loại bỏ hoàn toàn gạch đất sét nung tại Đồng Tháp 1
Sử dụng gạch không tiết kiệm đất nông nghiệp và bảo vệ môi trường

Theo quy định, các dự án xây dựng sử dụng vốn Nhà nước bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung, đồng thời chi phí hỗ trợ tháo dỡ mỗi lò là 10 triệu đồng.

Tỉnh Đồng Tháp phấn đấu sản xuất gạch không nung đến năm 2018, gồm gạch bê tông bọt, gạch xi măng cốt liệu và gạch bê tông khí chưng áp là 145 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây không nung trên toàn tỉnh. Mục tiêu của tỉnh Đồng Tháp là loại bỏ lò gạch đất sét nung, thay thế bằng việc sử dụng vật liệu xây không nung nhằm tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Tiêu thụ và sản xuất xi măng giảm nhẹ trong 15 ngày đầu tháng 9

Cụ thể, tổng sản lượng tiêu thụ ước đạt khoảng 2,2 triệu tấn (Vicem: 0,71 triệu tấn), giảm khoảng 0,2 triệu tấn; tổng sản lượng sản xuất 15 ngày đầu tháng 9/2014 ước đạt khoảng 2,1 triệu tấn (Vicem: 0,7 triệu tấn), giảm khoảng 0,2 triệu tấn.

Theo Vicem, xuất khẩu xi măng và clinker 15 ngày đầu tháng 9/2014 có giá ổn định so với 15 ngày đầu tháng 8/2014. Hiện nay, giá xuất khẩu xi măng khoảng 54,5-55 USD/tấn và clinker khoảng 38,2-39 USD/tấn. Giá bán xi măng tại các nhà máy của Tổng Công ty ổn định so với 15 ngày đầu tháng 8/2014.

Tiêu thụ và sản xuất xi măng giảm nhẹ trong 15 ngày đầu tháng 9
(Giá giao trên phương tiện bên mua tại nhà máy và đã có thuế GTGT- ĐVT: đồng/tấn)

Báo cáo của Sở Tài chính cho thấy, các tỉnh, thành phố, giá bán lẻ xi măng 15 ngày đầu tháng 9/2014 ổn định so với 15 ngày đầu tháng 8/2014. Tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.460.000 -1.800.000 đồng/tấn; các tỉnh miền Trung, miền Bắc hiện nay phổ biến từ 1.050.000-1.500.000 đồng/tấn.

15 ngày cuối tháng 9/2014, dự báo giá bán xi măng tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Vicem sẽ vẫn ổn định.

Bộ Xây dựng trước đó đã cho biết, không chỉ sản lượng xi măng, clinker xuất khẩu tăng mạnh mà ngay cả tiêu thụ tại nội địa cũng gia tăng. Doanh nghiệp đang gặp những tín hiệu thuận lợi trong tiêu thụ cả về giá lẫn về sản lượng. Trong cả nước, tình hình tiêu thụ xi măng  đã ổn định trở lại sau thời gian dài im ắng.

Tiêu thụ và sản xuất xi măng giảm nhẹ trong 15 ngày đầu tháng 9 1
Trong 15 ngày đầu tháng 9, tiêu thụ và sản xuất xi măng giảm nhẹ

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tiêu thụ và sản xuất xi măng nội địa trong những tháng gần đây hồi phục nhanh. Cụ thể, tháng 8 cũng là tháng thứ 5 liên tiếp sản lượng tiêu thụ đạt từ 5-6 triệu tấn.

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, 8 tháng đầu năm 2014, lượng xi măng tiêu thụ tăng 8% so với cùng kỳ với 42,53 triệu tấn. Theo đó, tiêu thụ xi măng nội địa ước đạt 32,85 triệu tấn, bằng 107% so với cùng kỳ năm 2013, trong khi đó xuất khẩu xi măng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định 9,68 triệu tấn, bằng 109% so cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu xi măng và clinker trong tháng 8 vừa qua đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 12% so với tháng 7/2014 và tăng 18,3% so với cùng kỳ, cho thấy một xu hướng phục hồi khá nhanh. Tổng sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker đã đạt hơn 10 triệu tấn tính đến cuối tháng 8.

Đặc biệt, theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu xi măng lớn như Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nạm (Vicem) hay The Vissai, vẫn đàm phán với giá xi măng xuất khẩu khoảng 38-39 USD/tấn clinker và 55-60 USD/tấn, không thấp hơn bán nội địa. Giá xuất khẩu xi măng và clinker đã tăng 3-4% so với cùng kỳ là số liệu về tình hình hoạt động ngành công nghiệp 8 tháng đầu năm 2014 do Bộ Công Thương cung cấp.